Bệnh rối loạn mỡ máu: định nghĩa, triệu chứng và cách điều trị

benh roi loan mo mau

Rối loạn mỡ trong máu là tình trạng bệnh lý do tăng thành phần mỡ có hại hay giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể vượt quá mức giới hạn bình thường. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn mỡ máu, cách phòng ngừa và điều trị hiện tượng mỡ máu bị rối loạn ra làm sao nhé.

Bệnh rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid có trong máu hoặc tăng cholesterol là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và có xu hướng ngày càng tăng.

Rối loạn lipid máu là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu?

Một số triệu chứng ban đầu của rối loạn có thể kể đến như:

Chân đau, tê bì và lạnh:

Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.

Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cần đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do rối loạn mỡ máu hay không.

Đau ngực:

Có những người bệnh khoẻ mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là mỡ trong máu bị rối loạn.

Bởi những những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.

Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.

Đột quỵ:

Khi chỉ số triglyceride trong máu cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.

Xem thêm: Chỉ số mỡ máu: phân loại, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và nhiều hơn thế

Nổi mụn

Khi hàm mắc bệnh rối loạn Lipit trong máu bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt mụn nhỏ, màu vàng có bề mặt bóng, phân bố chủ yếu ở vùng da mắt, bắp tay, gót chân, lưng, không có cảm giác đau, ngứa.

Rối loạn đông máu?

Tỉ lệ mỡ trong máu bị rối loạn có thể do cả hai nhóm yếu tố thay đổi được và không thể thay đổi được góp phần gây ra.

Các yếu tố trong vòng kiểm soát (có thể thay đổi), bao gồm:

– Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo không bão hòa và đường đơn, bị béo phì và ít vận động.

– Một số thuốc như estrogen, thuốc trị HIV cũng có thể làm tăng nồng độ triglyceride.

– Các yếu tố ngoài tầm kiểm soát (không thay đổi được) bao gồm các gen di truyền; bệnh sử gia đình, đặc biệt nếu bệnh tim mạch xảy ra ở những thành viên trẻ hơn trong gia đình (dưới 55 tuổi ở nam và ở nữ là dưới 65).

Điều trị rối loạn mỡ máu không cần thuốc?

Những người bệnh rối loạn mỡ máu không nên quá lo lắng sợ hãi. Hãy bình tĩnh áp dụng ngay việc điều trị không dùng thuốc, bao gồm hai điều cơ bản sau:

Kiêng cữ trong ăn uống:

Giảm ăn mỡ bão hòa (mỡ động vật, bơ, dầu dừa…) nếu không kiêng được tuyệt đối thì tránh ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hằng ngày.

Bệnh rối loạn mỡ máu nên ăn gì

Giảm lượng cholesterol trong bữa ăn, đặc biệt cần tránh những thực phẩm rất giàu cholesterol như phủ tạng động vật (óc, bầu dục, tim, gan…).

Với lòng đỏ trứng tuy cũng có nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lecithin là một chất điều hòa chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, do đó không nhất thiết kiêng hẳn mà có thể ăn 2-3 quả trứng một tuần. Với người béo thì cần thiết phải giảm cân nặng.

Khám phá: Cholesterol là gì

Nên ăn nhiều rau quả tươi, uống nước chè xanh. Không uống nhiều rượu bia. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì nó thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, và làm tăng cholesterol xấu.

Tập thể dục thể thao:

Cần tập phù hợp với sức khỏe từng người, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút, ở mức độ không gắng sức, tập thường xuyên ít nhất 3 lần trong tuần. Tập TDTT sẽ góp phần tăng tác dụng của việc kiêng ăn.

Sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc nói trên 4-6 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng RLMM, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-C) còn cao thì cần dùng thêm thuốc hạ mỡ máu.

Cần chú ý là chỉ dùng thuốc dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ điều trị, vì ngoài tác dụng hạ mỡ máu, nó còn có nhiều tác dụng phụ khác.

Tóm lại, Bệnh rối loạn mỡ máu là bệnh không gây tác hại tức thời nhưng về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm không thể điều trị được. Do đó, chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị là điều rất quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *