Bệnh ung thư vú: Khái niệm ung thư vú là gì, nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị

Benh ung thu vu

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm và gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Có rất nhiều dạng ung thư khác nhau, trong đó ung thư vú là căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ.

Các số liệu thống kê cho thấy, ở Việt Nam, cứ 100.000 người sẽ có khoảng 18 người bị ung thư ở vú; trung bình mỗi năm có tới khoảng 11.000 ca mắc mới và hơn 5.000 trường hợp tử vong.

Bác sĩ Trần Thúy Vân chia sẻ : Trên thực tế, bệnh ung thư vú rất khó để nhận biết bởi các biểu hiện của chúng thường không rõ rệt. Điều này gây ra sự khó khăn cho việc phát hiện và điều trị bệnh sớm, khiến người bệnh dễ bị nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh ung thư vú là gì

Ung thư vú được xác định là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Căn bệnh xảy ra khi các tế bào của bầu sữa trở nên bất thường và phân chia không có kiểm soát hay trật tự tạo thành các mô thừa phát triển thành khối u còn gọi là bướu.

Vú được tạo thành chủ yếu từ các tế bào mỡ và tế bào tuyến. Tuyến sản xuất sữa trong vú được tạo thành từ các tế bào riêng lẻ sinh sản dưới sự kiểm soát của hormone.

Đôi khi quá trình sinh sản này mất kiểm soát và một cấu trúc tuyến bất thường phát triển, đây là sự khởi đầu của ung thư.

Một khối u có thể là lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Với trường hợp khối u ác tính, nó sẽ tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.

Phần lớn các trường hợp u ác ở vũ đều bắt đầu từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển từ túi sữa hoặc các tiểu thùy.

Bệnh nhân xuất hiện các u ác tính ở vú chủ yếu xuất hiện ở phái nữ, bất kể độ tuổi và sắc tộc. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Một số hình ảnh ung thư vú

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vú

Theo các chuyên gia y tế, ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn hoặc không có triệu chứng gì.

Khoảng 10% bệnh nhân không bị đau, không thấy khối u hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, khi khối u phát triển, người bệnh có thể nhận biết qua một số biểu hiện sau:

  • Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay.
  • Xuất hiện khối u cứng ở vú.
  • Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng.
  • Quầng vú hoặc núm vú có sự thay đổi màu sắc hay các thay đổi khác, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy.
  • Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau.

Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?

Trên thực tế các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở vú gồm:

  • Tuổi tác.
  • Di truyền, đột biến gene.
  • Sử dụng nhiều thức uống có cồn như bia, rượu.
  • Đã từng chụp nhũ ảnh.
  • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn.
  • Sinh con lần đầu khi lớn tuổi hoặc chưa bao giờ sinh con.
  • Dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
  • Béo phì.
  • Tiền sử ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú.

Ước tính có khoảng 5 – 10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gen và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gen 1 (BRCA1) và gen 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Làm thế nào để phát hiện ung thư vú ?

Muốn phát hiện được ung thư vú sớm, các chị em có thể tự kiểm tra tại nhà. Nếu trong quá trình kiểm tra các bạn sờ được khối u nhỏ ở vú, thấy chảy dịch ở núm vú ngoài thời kỳ cho con bú, thay đổi màu da ở vú…  thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn ngay.

Với những nữ giới từ 35 tuổi trở lên nên khám vùng ngực định kỳ hàng năm ở các cơ sở y tế.

Chuẩn đoán ung thư ở vú

Để chẩn đoán chính xác bản thân có mắc bệnh ung thư vú không, người bệnh cần thực hiện những cách thức sau:

  • Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình.
  • Kiểm tra vú.
  • Siêu âm.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ).
  • Xét nghiệm máu.
  • Sinh thiết.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể người bệnh, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi và điều tra về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình của từng trường hợp.

Sau khi trải qua kiểm tra tổng quát các bác sĩ sẽ tiến hành tìm kiếm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng dưới cánh tay.

Công đoạn kiểm tra bằng tay kết thúc máy siêu âm sẽ được đưa vào cuộc với sóng âm năng lượng cao giúp bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể giúp dễ dàng phát hiện những biểu mô bất thường.

Quan sát các mô và tế bào dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu ung thư. Nếu phát hiện khối u ở vú, bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.

Có 4 phương pháp sinh thiết

Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

  • Sinh thiết cắt bỏ: loại bỏ toàn bộ khối u.
  • Sinh thiết một phần: lấy một mẫu của khối u hoặc mô để kiểm tra.
  • Sinh thiết trích mô dùng kim lớn: lấy mô bằng cách dùng kim lớn.
  • Sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: lấy mô bằng cách dùng kim nhỏ.

Hướng điều trị bệnh ung thư vú ở nữ giới

Ung thư vú có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau, tuy nhiên những phương pháp này cần phải dựa trên các yếu tố như: Loại ung thư, giai đoạn phát triển của bệnh, kích thước khối u, sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân…

5 phương pháp điều trị ung thư vú là gì

– Phẫu thuật: Có 3 dạng phẫu thuật chính được áp dụng đối với bệnh ung thư ở bầu sữa gồm: Phẫu thuật loại bỏ khối u trong vú và giữ nguyên trạng tình trạng vú; Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú; Phẫu thuật cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư.

– Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.

– Hóa trị: Là biện pháp sử dụng thuốc để làm các tế bào ung thư ngừng phát triển. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ. Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa khối u tái phát triển.

– Liệu pháp hormone: Phương pháp này được dùng để ngăn chặn hoạt động của các loại hormone và không cho khối u ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại u ác tính có liên quan đến hormone.

– Liệu pháp điều trị trúng đích: Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm: háng thể đơn dòng, thuốc ức chế tyrosine kinase, chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về căn bệnh ung thư vú. Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bản thân môi chúng ta nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao để có một sức khỏe tốt. Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên vì điều này sẽ giúp phát hiện sớm các biểu hiện bệnh cũng như tầm soát bệnh hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *