Chỉ số mỡ máu: phân loại, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và nhiều hơn thế

chi so mo mau la gi

Chỉ số mỡ máu là những thông số về lượng mỡ trong máu đối với mỗi người. Vậy bảng chỉ số mỡ máu như thế nào, mỡ máu bao nhiêu là cao ? Xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia để giải đáp những thắc mắc này.

Chỉ số mỡ máu là gì?

Khi đi xét nghiệm máu thì các chỉ số xét nghiệm mỡ máu sẽ báo cho chúng ta biết những dấu hiệu nguy hiểm, từ đó giúp chúng ta kịp thời chỉnh lại lối sống hoặc phải tiến hành điều trị để kiểm soát hiện trạng rối loạn mỡ máu.

Rối loạn mỡ máu là một bệnh lý có sự gia tăng thành phần của mỡ gây hại và còn làm giảm các phần mỡ giúp bảo vệ cho cơ thể; bên cạnh đó thì đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim, tình trạng cao huyết áp, tai biến mạch máu não và xơ vữa động mạch …

Các loại chỉ số của mỡ máu

+ Có 4 chỉ số mỡ máu quan trọng bạn cần quan tâm khi đi xét nghiệm máu đó là: Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và HĐL – cholesterol.

+ Chỉ số nói lên điều gì: Cholesterol và Triglyceride là hai chất được mang đi trong máu nhờ sự kết hợp với một chất được gọi là lipoprotein chính là LDL và HDL.

Cholesterol sẽ kết hợp cùng với LDL (được ký hiệu là LDL-c) đây là một loại cholesterol khi dư thừa sẽ có hại cho cơ thể con người.

chi so mo mau

Chúng làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol vào trong máu, sau đó lắng đọng lại trong thành mạch máu và là một yếu tố chủ đạo để tạo thành các mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol khi kết hợp cùng với HDL ( ký hiệu là HDL- c) đây là một loại cholesterol có ích đối với cơ thể. HDL- c chính là kẻ thù của xơ mỡ động mạch bởi vì chúng có khả năng mang những cholesterol dư thừa đọng lại từ trên thành mạch máu và trở về gan.

Cholesterol toàn phần

  • Mức bình thường là: Dưới 200mg/dL ( <5,2 mmol/L).
  • Trị số gây hại cho sức khỏe là: Trên 240mg/dL ( >6,2 mmol/L).

LDL – Cholesterol

  • Mức bình thường là: Dưới 130mg/dL ( <3,3 mmol/L).
  • Trị số gây hại cho sức khỏe là: Trên 160mg/dL ( >4,1 mmol/L).

Triglyceride

  • Mức bình thường là: Dưới 160mg/dL ( <2,2 mmol/L).
  • Trị số gây hại cho sức khỏe là: Trên 200mg/dL ( >2,3mmol/L).

HĐL – Cholesterol

  • Mức bình thường là: Trên 50mg/dL ( >1, 3 mmol/L).
  • Trị số gây hại cho sức khỏe là: Dưới 40mg/dL ( < 1mmol/L). (*)

Các dấu hiệu nhận biết chỉ số mỡ máu cao?

-Chân đau, tê bì, lạnh: Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi và do lượng máu không đủ cung cấp đến chân sẽ khiến chân và bàn chân bị lạnh.

chi so mo mau cao

– Đau ngực: Máu nhiễm mỡ thường có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, trong thời gian ngắn.

Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên, thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị nhưng lại có thể tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

– Đột quỵ: Mỡ máu càng cao theo đó chỉ số triglyceride cũng được “kéo” lên cao, điều này gây cản trở lưu thông máu lên não do các mảng xơ vữa động mạch chắn ngang mạch máu.

Não thiếu oxy và máu chính là nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ, phụ nữ sau mãn kinh, người cao tuổi là đối tượng dễ mắc phải đột quỵ nhất do mỡ máu tăng cao.

Các phương pháp xét nghiệm chỉ số mỡ máu?

Dưới đây là 2 phương pháp xét nghiệm đo chỉ số mỡ máu chuẩn nhất hiện nay, có thể kể đến đó là:

xet nghiem chi so mo mau

Phương pháp xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần

+ Thực hiện :Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh. Để định lượng nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l. Nếu chỉ số này lớn hơn mức tiêu chuẩn thì bạn đã nhiễm mỡ máu cao.

+ Chi phí (520k)

+ Thời gian: Nhịn ăn 12h trước khi lấy máu xét nghiệm.

Xét nghiệm triglycerid toàn phần:

Thực hiện: Lấy máu tĩnh mạch, ly tâm lấy huyết thanh.

– Hút 500µL reagent A- triglycerid vào 3 ống: trắng (Tr), mẫu (M), thử (T).

– Hút 5mL dung dịch triglycerid mẫu vào ống mẫu

– Hút 5mL huyết thanh vào ống thử

+ Chi phí (520k)

+ Thời gian: Nhịn ăn trướ 12h.

Cách giảm chỉ số mỡ máu hiệu quả?

– Giảm khẩu phần ăn duy trì chỉ số BMI phù hợp:  Đối với những người thừa cân béo phì, cần phải giảm năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày từ từ, khoảng 30 kcal mỗi tuần cho đến khi BMI về mức bình thường.

Tuyệt đối không được với việc giảm cân bằng các loại dược phẩm, thuốc Nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc chưa được sử chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

– Giảm chất béo và lượng cholesterol: Người bị chỉ số mỡ máu cao nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật. Hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán, bơ, sữa, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt …

– Bổ sung Protein: Nên ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, thịt lợn thăn, cá và đậu đây là những thực phẩm có hàm lượng protein cao.

Các loại sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều estrogen hoặc isoflavon làm giảm đáng kể cholesterol cũng là thực phẩm nên tăng cường vào cho bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa mỡ máu cao.

– Tăng hàm lượng axit béo chưa no: Hàm lượng axit béo no như omega 3, omega 6 có trong cá, các loại dầu thực vật cũng có tác dụng tích cực trong giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp.

– Tăng chất xơ: Trong thực đơn phòng ngừa máu nhiễm mỡ không thể thiếu các loại rau quả chứa nhiều chất xơ bởi có công dụng loại bỏ cholesterol và chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Vì vậy, nên kết hợp nhiều loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày để làm giảm cholesterol trong máu.

Ngoài ra, bạn cần tăng cường vận động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe phòng ngừa các bệnh lý

Để phòng bệnh mỡ máu, tất cả chúng ta, từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi đều phải có chế độ ăn hợp lý, có chế độ tập tành để giảm tích tụ mỡ, có lối sống tương đối lành mạnh cân bằng cơ thể với tâm trí, sự hài hoà của tâm trí với cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tổng kết

Như vậy có tất cả 4 chỉ số mỡ máu đó là Triglyceride, cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol và HĐL – cholesterol, mỗi chỉ số biểu thị cho một vấn đề khác nhau. Mong rằng với bài viết này có ích với các bạn. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, bạn đọc có thể truy cập trang cẩm nang sức khỏe để biết thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *