Cholesterol là gì: vai trò, các loại cholesterol có trong cơ thể

cholesterol la gi

Cholesterol là gì, cholesterol đóng vai trò gì đối với sự sống và sức khỏe của con người và những loại cholesterol cụ thể là như thế nào ?

Ngày nay, những thông tin về Cholesterol đang ngày một xuất hiện nhiều hơn trên báo chí và các phương tiện truyền thông về sức khỏe khác.

Trong đó, thường thấy nhất là các ý kiến chia sẻ cho rằng đây là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch.

Cholesterol là gì?

“Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, có ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể, và được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật”

Theo wikipedia – https://vi.wikipedia.org/wiki/Cholesterol

Cholesterol được sản xuất trong gan, mỗi ngày từ 1,5g – 2g. Ngoài ra, việc sử dụng các chất mỡ động vật cũng là cách để cơ thể bổ sung thêm lượng chất béo cần thiết.

Nó thường xuất hiện với nồng độ cao ở các mô sản sinh tổng hợp ra nó như gan, tủy sống, não hay các mảng xơ vữa động mạch.

Vai trò của cholesterol là gì?

Hiện nay, Cholesterol thường được biết đến như là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch.

Trên thực tế loại chất béo mỡ vàng này lại là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong nhiều quá trình sinh hoá.

Xem thêm >> Xét nghiệm sinh hóa máu

Sản sinh hormon

Cholesterol góp phần sản sinh ra hormone steroid bao gồm hormone giới tính,  estrogen và progesteron ở phụ nữ và teststeron ở nam giới.

Những loại hormone này có nồng độ tăng mạnh khi cơ thể dậy thì và làm xuất hiện những biểu hiện đặc trưng về giới tính và khả năng sinh sản.

Ngoài ra, crotisol cũng là loại hormone được sản sinh ra từ cholesterol có tác dụng điều tiết lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể trước những nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, loại chất béo này cũng góp phần sản sinh ra vitamin D khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tiêu hóa

Ít ai biết rằng, cholesterol có khả năng tạo mật – loại chất lỏng sản sinh bởi gan và lưu trữ trong túi mật. Đây là loại chất rất cần thiết cho việc tiêu hóa những thức ăn có chứa chất béo. Mật có khả năng phân giải chất béo thành các “mảnh” nhỏ hơn để cơ thể có thể dễ dàng hấp thu hơn.

Tạo cấu trúc tế bào

Chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt này là một thành phần cấu trúc của các tế bào và cùng với các lipid phân cực tạo ra cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể.

Trong cấu trúc của màng sinh chất, cholesterol được sắp xếp xen kẽ vào trong cấu trúc của phospholipid và giữ cho chúng được cố định.

Ngoài ra, sự có mặt của cholesterol giống nhu một hàng rào bảo vệ tế bào. Bất cứ sự thay đổi nào của lượng chất béo trong cơ thể đều có những ảnh hưởng tới tế bào.

Trong nhiều tế bào thần kinh, cholesterol có đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lớp vỏ myelin, giúp sự truyền dẫn các xung thần kinh hiệu quả hơn.

Hệ miễn dịch

Sự có mặt của chất chất béo là điều kiện thiết yếu để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Bởi các tế bào miễn dịch cần dựa vào cholesterol để chống nhiễm trùng và tự phục hồi sau những thương tổn..

Thêm vào nữa, sự xuất hiện của cholesterol xấu (LDL) sẽ ngăn ngừa những độc tố và vi khuẩn nguy hiểm, không cho chúng gây ra bất cứ tổn thương nào trên cơ thể.

Trường hợp đối với những tổn thương trên cơ thể sẽ được cung cấp thêm cholesterol để chữa lành những vết thương đó.

Chất chống oxy hóa

Cholesterol được coi như chất chống oxy hóa tự nhiên bởi nó thể trung hòa các gốc tự do bên trong cơ thể. Do đó, loại chất này cũng đóng vai trò đáng kể trong việc giúp cơ thể phục hồi sau khi phẫu thuật, nhất là tại các mạch máu và các mô.

Chi so IDL cholesterol la gi

Những câu hỏi về Cholesterol

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chất béo này

IDL cholesterol là gì?

Như đã phân tích ở trên, cholesterol là một loại chất béo, và nó không thể tự di chuyển trong cơ thể.

Cơ thể đã sản sinh ra cơ chế vận chuyển cholesterol bằng cách “bao bọc” nó bởi một lớp phủ protein.

Những hạt protein làm nhiệm vụ che phủ đấy có tên là lipoprotein (lipid kết hợp với protein). Và chính sự thay đổi kích thước khác nhau của lipoprotein này mà hình thành nên các loại cholesterol khác nhau.

Trong đó IDL là tên gọi của loại lipoprotein tỷ trọng trung bình được phân giải và đào thải nhanh chóng bởi gan nhưng có một số lại chuyển thành các lipoprotein có tỷ trọng thấp

VLDL Cholesterol là gì?

Tương tự như IDL, VLDL là tên gọi của loại lipoprotein có tỷ trọng rất thấp, có nhiệm vụ vận chuyển triglyceride tới các mô cho dù chúng được sản sinh ra tại gan.

Khi VLDL cholesterol vận chuyển axit béo tới các tế bào của cơ thể, các hạt lipoprotein trong đó sẽ chuyển hóa thành IDL và sau đó là lipoprotein tỷ trọng thấp LDL.

Cholesterol cao là gì?

Cholesterol cao là tình trạng nồng độ chất béo trong máu cao hơn bình thường, gây ra hiện tượng lắng đọng các chất này trong mạch máu.

Xem thêm >> Chỉ số mỡ máu: phân loại, chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao và nhiều hơn thế

Sự lắng đọng này sẽ gây cản trở việc lưu thông máu của cơ thể dẫn tới tim vừa không nhận đủ máu, lại vừa phải hoạt động nhiều hơn.

Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch thường gặp. Nguy hiểm hơn, vì sự cản trở này mà lượng máu đến não sẽ giảm và có thể gây ra đột quỵ.

Cholesterol total là gì?

Cholesterol total hay cholesterol toàn phần bao gồm các thành phần: LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol và triglyceride. Trong đó LDL là các lipoprotein có tỷ trọng thấp còn HDL là các lipoprotein có tỷ trọng cao.

Xem thêm: triglyceride là gì

Thông thường, các bác sĩ thường dựa vào nồng độ cholesterol toàn phần để đánh giá lượng chất béo của cơ thể có bình thường hay không.

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl (hoặc dưới 5,2mmol/dl) được coi là tốt và con người nên cố gắng duy trì nồng độ ở mức như vậy. Bởi, nếu nồng độ cholesterol toàn phần cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thế nào là Cholesterol xấu?

Cholesterol “xấu” là tên gọi khác của cholesterol tỉ trọng lipoprotein thấp (low-density lipoprotein-LDL cholesterol).`

Đây là loại cholesterol có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm lành vết thương một cách hữu ích. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành xấu nếu như xuất hiện quá nhiều trong máu và cung cấp quá nhiều chất béo vượt mức mà cơ thể cần.

Lúc này, LDL lưu thông trong máu sẽ giải phóng tất cả những chất có trong máu, điều này khiến cho các axit béo này bám vào thành mạch và là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch thường gặp.

Trên đây là thông tin giúp cho các bạn hiểu được Cholesterol là gì, lúc nào thì lượng chất béo màu vàng này cao, lúc nào nó thấp, lúc nào thì Cholesterol xấu. Chúc các bạn sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *