Những chuẩn bị cần thiết trước khi mang thai

Chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi, em có dự định mang thai trong thời gian sắp tới. Xin hỏi trước khi mang thai cần chuẩn bị những gì?

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của mỗi phụ nữ, với nhiều chị em mang thai lần đầu tiên với tâm trạng vừa vui mừng vừa hoang mang. Sau đây là những kiến thức cần thiết cho em lần đầu mang thai.

1. Trước khi có kế hoạch mang thai cần chuẩn bị về tinh thần và sức khỏe:

Mang thai lần đầu đem lại cho phụ nữ cảm giác rất mới mẻ, xen lẫn hạnh phúc và sẽ có rất nhiều lo lắng bỡ ngỡ. Vì vậy cần chuẩn bị tốt một tinh thần khỏe khoắn, điều này sẽ giúp cho việc thụ thai trở nên dễ dàng hơn. Song song đó cần duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý trong một thời gian trước khi mang thai. Tránh làm việc quá căng thẳng, uống rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích. Và lưu ý ngưng dùng thuốc tránh thai 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.

Nên uống bổ sung sắt và acid folic khoảng từ 1 – 3 tháng trước khi mang thai, và liên tục trong giai đoạn mang thai cho đến 1 tháng sau khi sinh. Bên cạnh đó trong thời kỳ mang thai cần bổ sung thêm canxi và các dưỡng chất cần thiết khác. Nên bổ sung canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ, vì từ 3 tháng giữa trở đi hệ xương thai nhi phát triển mạnh, nên nhu cầu canxi của mẹ là rất lớn. 3 tháng đầu

Với những chuẩn bị tốt về tinh thần và thể chất sẽ giúp thai nhi khỏe khoắn xuyên suốt 9 tháng trong bụng mẹ.

Trước khi mang thai nên làm gì
Trước khi mang thai nên làm gì

2. Tiêm phòng khi dự định mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé ra đời có sức đề kháng tốt việc tiêm chủng trước và trong thời gian mang thai rất quan trọng. Vì thế, lịch tiêm phòng chú ý thực hiện nghiêm túc dành cho các chị em mang thai lần đầu.

Trước khi mang thai:

– Rubella: Tốt nhất là 6 tháng trước khi mang bầu.

– Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu.

– Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai.

– Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được.

Trong khi mang thai:

– Uốn ván: Mũi đầu, từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng.

– Cúm: Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm).

3. Khám thai định kỳ

Trước khi có kế hoạch có em bé, chị em phụ nữ cần đi khám tổng quát để xem có bệnh cần phải chữa trị trước khi mang thai hay không?

Khi mang thai, đặc biệt là mang thai lần đầu việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng thì việc khám thai định kỳ cũng rất cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên thai phụ nên khám thai định kỳ khoảng 15 lần bao gồm:

– Lần đầu là lúc sau khi mất kinh hay trễ kinh

– Từ lúc mới biết tin mang thai cho đến tuần 28: khám thai 4 tuần/ lần.

– Từ tuần 29- tuần 36 của thai kỳ: khám thai 2 tuần/ lần

– Từ tuần 37 trở đi: khám thai 1 tuần/lần

Làm mẹ là niềm hạnh phúc của mọi phụ nữ, sinh con khỏe mạnh là điều mong muốn của mọi gia đình. Em cần chú ý chăm sóc sức khỏe ngay từ khi có ý định mang thai, với chi em mang thai lần đầu càng lưu ý kỹ hơn và tiêm phòng đầy đủ, khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh suôn sẻ cho cả mẹ và bé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *