Chỉ số Triglyceride: Triglyceride là gì, chỉ số cao có hại hay không và cách kiểm soát

Chi so triglyceride

Khi xem bảng xét nghiệm mỡ máu, chắc hẳn các bạn cũng để ý thấy chỉ số Triglyceride, tuy nhiên nhiều bạn không biết triglyceride cao là gì? chỉ số đó có quan trọng hay không? Hãy đọc bài dưới đây các bạn sẽ có câu trả lời.

Chỉ số triglyceride là gì?

Triglyceride là một dạng chất béo với tên gọi khác là chất béo trung tinh nó chiếm 95% chất béo hàng ngày mà mỗi chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Nó cũng là thành phần chủ yếu trong dầu thực vật và mỡ động vật.

Sau khi tiêu hóa triglyceride được sử dụng dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Đối với người thường xuyên cung cấp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ dẫn tới tình trạng thừa cân, béo phì.

Lượng chất béo trung tính tích tụ trong máu là nguyên nhân dẫn tới bệnh tim mạch, tiểu đường…và nhiều bệnh khác.

Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ khám bệnh phụ khoa khu vực Đống Đa

Điểm chỉ số triglyceride?

Để kiểm tra chỉ số triglyceride trong máu cần làm thí nghiệm kiểm tra về Lipid máu giúp xác định những biến đổi về lypoprotein máu.

Thông tin dưới đây sẽ cho bạn bạn biết triglyceride của mình ở mức bình thường hay mức cao gây ra những ảnh hưởng xấu đến cơ thể:

+ Bình thường: Dưới 150 mg / dL

+ Đường biên giới: 150 đến 199 mg / dL

+ Cao: 200 đến 499 mg / dL

+ Rất cao: 500 mg / dL hoặc cao hơn

Xem thêm :

Tại sao triglyceride cao lại có hại?

Thường cơ thể không có triệu chứng chứng tỏ cholesterol cao hoặc triglycerides cao, một tình trạng gọi là tăng lipid máu, vì thế mà nhiều người có thể không biết.

Dù vậy, chỉ số chất béo trung tính triglycerides sẽ là rất cao nếu ở mức từ 500 miligam mỗi decilít (mg/dL) trở lên.

Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu như: Tăng chất béo lắng đọng dưới da được gọi là xanthoma (ban vàng), viêm tụy cấp, sưng và đau ở gan hoặc lá lách, đau ngực do giảm cung cấp máu cho tim, giảm cung cấp máu đến não gây ra tê liệt, chóng mặt, lú lẫn, mắt mờ, nhức đầu dữ dội, thậm chí là mất trí nhớ.

triglyceride cao la gi

Biến chứng của triglyceride cao là gì

Viêm tụy:

Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng nằm ở phần trái phía trên bụng. Nó có chức năng sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn.

Nếu lượng mỡ triglycerides trong máu cao có thể gây sưng tuyến tụy, biểu hiện ở việc bất ngờ đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh.

Nếu dịch tiêu hóa bị rò rỉ bên ngoài tuyến tụy, nó có thể đe dọa tính mạng. Rượu có thể kích hoạt bệnh viêm tụy cấp, cùng với triglyceride cao, rượu còn có thể đẩy chỉ số này lên cao hơn. Vì thế, trường hợp này điều trị cần kết hợp giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống và tránh uống rượu.

Tiểu đường type 2:

Sự hình thành nhiều chất béo trung tính là một phần tình trạng gọi là hội chứng trao đổi chất, bao gồm cao huyết áp, tăng mỡ bụng, HDL thấp (cholesterol tốt), và đường huyết cao.

Chỉ số triglycerides cao kết hợp với 2 trong bất kỳ điều kiện nào kể trên cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 lên gấp 5 lần.

Bệnh tim mạch:

Tương tự như trên, nếu lượng triglycerides trong máu cao kết hợp với 2 yếu tố của hội chứng chuyển hóa khác tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim. Một lượng lớn mỡ máu loại này nằm bên trong các mạch máu vận chuyển ôxy cho cơ tim.

Đột quỵ:

Đột quỵ là tổn thương não xảy ra khi bị giảm nguồn cung cấp máu tới các tế bào não. Triglycerides ảnh hưởng đến các mạch máu cung cấp cho não của chúng ta. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đối với phụ nữ lớn tuổi, mỡ máu triglycerides là một trong những nhân tố gây đột quỵ.

Bệnh gan:

Mỡ tích tụ trong gan là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan mãn tính, ví dụ xơ gan, ung thư, suy gan…

Trong số các trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu bia gây ra (NAFLD), có tới hơn 10% lá gan đã được thay thế bằng mỡ, mà nguyên nhân phổ biến nhất đối với NAFLD là bệnh tiểu đường, béo phì và có thêm phần của triglycerides cao.

Đau và tê chân:

Quá nhiều mỡ máu tạo thành lớp chất trong lòng động mạch, khi chảy đến chân, chúng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD).

PAD có thể gây ra đau và tê ở chân, đặc biệt là khi đi bộ. Nó cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân hoặc bàn chân.

Sa sút trí tuệ:

Chức năng não suy giảm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ và hành vi. Tuổi tác là một nguy cơ lớn đối với chứng mất trí, nhưng chỉ số mỡ máu triglycerides cao cũng vậy.

Nguyên do là mỡ máu loại này có thể gây hại cho mạch máu bên trong não, góp phần tạo nên một protein độc hại được gọi là amyloid.

Để hạn chế các triệu chứng bệnh chuyển biến nặng hơn bạn có thể tham khảo ngay trực tiếp ý kiến bác sĩ TƯ VẤN PHỤ KHOA online miễn phí ngay tại đây!

Kiểm soát chất béo trung tinh cao như thế nào ?

– Thay đổi lối sống: Người có Triglyceride cao không nên thức khuya. dễ gây mệt mỏi vì thiếu ngủ, dễ tăng cân và thường tăng chỉ số chất béo lên cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Thức khuya còn ảnh hưởng đến nội tiết trong cơ thể khiến tuyến thượng thận có phản ứng sai lệch, dẫn đến tăng Triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông. Chính vì vậy, nên có một lối sống lành mạnh hơn.

– Tập luyện hoạt động thể chất: Thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe của bạn và giúp cơ thể có sức đề kháng với các loại bệnh. Bạn nên tập mỗi ngày khoảng 30 phút, để duy trì thể lực.

– Giảm rượu bia: Người mỡ máu cao nên kiêng sử dụng bia, rượu, chất kích thích,.. thay vào đó uống nhiều nước và sử dụng nước uống thừ thảo dược giúp điều trị bệnh như lá sen, atiso, …

– Chế độ ăn uống: Hạn chế dung nạp chất béo vào cơ thể. Ăn ít chất béo, hạn chế món chiên xào, quay…các loại hải sản như tôm, cua, hàu, hạn chế ăn trứng nhất là lòng đỏ trứng, không ăn nội tạng động vật: tim, gan, cật, lòng…tăng ăn rau xanh, hoa quả, và nhiều cá.

4 chất làm giảm chỉ số triglyceride cao là gì

– Fibrate: làm giảm chất béo trung tính cải thiện mức cholesterol ở mức vừa phải

– Dầu cá có axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát chất béo trung tính. Tuy nhiên, , sẽ có một số triệu chứng thường gặp như da dầu/nổi mụn, thèm ăn, tóc bóng nhờn và cơ thể mệt mỏi.

– Niacin ( axit nicotinic ) có thể làm giảm 50% chất béo trung tính.

– Thuốc Statins: Thuốc Statin được sử dụng phổ biến nhất là Atorvastatin. Các thuốc này làm hạ nồng độ cholesterol bằng cách chặn enzym HMG-CoA reductase. Đây là enzym đóng vai trò chính trong quá trình sản sinh cholesterol.

Công dụng chính của thuốc Statin là giảm nồng độ cholesterol tỉ trọng thấp. Thuốc cũng giúp giảm nồng độ triglyceride nhưng thường ít hiệu quả hơn so với các loại thuốc khác được kê đơn cho mục đích giảm chỉ số triglyceride.

Tác dụng phụ của thuốc Statin hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng. Tổn thương cơ là tác dụng phụ thường gặp nhất, đặc biệt là khi dùng với thuốc Fibrate. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây các vấn đề về gan và tăng nguy cơ tiểu đường.

Càng thay đổi lối sống một cách tích cực, bao gồm chế độ ăn và việc tập luyện (cùng với việc dùng thuốc nếu cần thiết và được bác sĩ khuyến nghị), bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc và có cuộc sống khỏe mạnh, đủ đầy. Đôi khi việc bắt đầu là phần khó nhất nhưng khi đã làm được, nó sẽ tạo động lực cho bạn hoàn thành mục tiêu.

Trên đây là thông tin nói đến triglyceride cao là gì cũng những thông tin xoay quanh bên lề khác, mong rằng với nó bạn sẽ hiểu thêm được nhiều hơn về chất béo trung tính triglyceride, Xin cám ơn !

Tư vấn sức khỏe sinh sản và các bệnh phụ khoa

Trực tuyến, Miễn phí, Tiết kiệm thời gian, Tiết kiệm chi phí TẠI ĐÂY

Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa

✔️ Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)

✔️ Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.

Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN  cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám phụ khoa Xã Đàn Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *