Phụ nữ có thai có nên ăn khoai tây không? Nên thay khoai tây bằng các loại rau củ khác, đặc biệt là rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt vì khoai tây có lượng tinh bột nhiều nên sẽ khiến đường huyết tăng nhanh chóng.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nếu ăn nhiều khoai tây – đặc biệt được chế biến dưới dạng chiên rán, nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ của họ sẽ gia tăng, theo nghiên cứu mới của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ công bố trên tạp chí British Medical Journal. Tiểu đường thai kỳ có hại về lâu dài cho cả mẹ và con, có thể dẫn tới tiểu đường mãn tính và làm tăng rủi ro bị bệnh tim.
Khoai tây không tốt cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tình trạng sức khỏe của 21.693 phụ nữ mang thai trong thời gian 1991-2001. Trong số này có 854 ca bị tiểu đường thai kỳ. Họ vốn không bị tiểu đường hay bệnh mãn tính nào trước khi mang thai.
Họ được yêu cầu thông báo tần suất và số lượng ăn khoai tây trong một năm trước thời điểm mang thai. Sau khi loại trừ các yếu tố sức khỏe khác như tuổi tác, tiền sử tiểu của gia đình, các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan mật thiết giữa ăn khoai tây và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân là dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, kali, khoai tây có lượng tinh bột nhiều nên sẽ khiến đường huyết tăng nhanh chóng.
Lời khuyên của các nhà nghiên cứu là phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai không cần phải loại bỏ hoàn toàn khoai tây khỏi khẩu phần ăn nhưng không nên ăn quá một phần trong một tuần. Nên thay khoai tây bằng các loại rau củ khác, đặc biệt là rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt vì chúng ít tinh bột nhưng nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thay thế hai khẩu phần khoai tây một tuần bằng các loại rau củ, ngũ cốc khác sẽ làm giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ đi 10%.
Một số lời khuyên khi ăn khoai tây
Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối: vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Nên kết hợp với thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Có thể bạn cần