Chào bác sỹ, năm nay tôi 33 tuổi, vừa rồi công ty tôi có đợt khám sức khỏe định kỳ, đúng lúc tôi lại có một số biểu hiện lạ đó là vùng bìu hay đau nhức, có dấu hiệu hơi sưng phồng, bác sỹ có thăm khám lâm sàng thì nói tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và khuyên tôi nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám chữa. Vậy, bác sỹ cho tôi hỏi bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chữa như thế nào? bệnh này có nguy hiểm không? cảm ơn bác sỹ.
Biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý mà nam giới có thể gặp phải, nhất là những nam giới ở tuổi trưởng thành. Bệnh không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng nó gây ra mà nếu không được chữa trị kịp thời còn là mối nguy hại lớn đối với sinh lý và sức khỏe sinh sản phái mạnh: gây teo tinh hoàn, giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, vô sinh…
Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh đến nay chưa được làm rõ, tuy nhiên, có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh lý này có thể xuất phát từ tình trạng tăng nhiệt độ vùng bìu, tinh hoàn hay sự trào ngược trao đổi chất tại tuyến thượng thận – thận vào các tĩnh mạch tại tinh hoàn… gây ra các biểu hiện bệnh như: vùng bìu đau tức (đau nhiều hơn khi ngồi lâu, đứng lâu, làm việc nặng nhọc), các tĩnh mạch vùng bìu sưng phồng, nổi lên dưới da,…
Cách điều trị giãn tĩnh mạch tinh thế nào hiệu quả
Bệnh giãn tĩnh mạch tinh không phải trường hợp nào cũng được điều trị bằng những phương pháp giống nhau, nếu bệnh còn ở mức độ nhẹ không gây khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh thì có thể theo dõi thêm, tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh thì cần được can thiệp điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp. Điều này chỉ được xác định sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy từng trường hợp. Không phải tất cả bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật, trường hợp tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì có thể không cần điều trị.
Còn ngược lại, khi bệnh tiến triển nhanh và gây đau đớn kéo dài, bệnh nhân sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn., người bệnh ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sỹ trong quá trình điều trị cần giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc quần rộng thoáng, tránh các hoạt động gây áp lực, tổn thương cho tinh hoàn…
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch. Thường thì việc thực hiện phẫu thuật thắt tĩnh mạch được áp dụng cho các trường hợp tĩnh mạch giãn >2,5mm.
Nếu như đã có kết quả bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thì chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên nam khoa uy tín để thăm khám và tiễn hành phẫu thuật thắt tĩnh mạch. bạn cũng nên lưu ý rằng việc phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh nếu thực hiện tại các cơ sở y tế không đảm bảo sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng, viêm nhiễm, tràn dịch màng tinh hoàn,… ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.