Ngày nay, Xét nghiệm sinh hóa máu được sử dụng với mục đích phát hiện, theo dõi hay tiên lượng các bệnh lý liên quan qua những triệu chứng bệnh.
Sinh hóa máy được coi như là phương pháp thăm khám cận lâm sàng hiệu quả và đang được áp dụng ngày một rộng rãi hơn. Cùng tìm hiểu xem xét nghiệm sinh hóa máu là gì phương pháp và quy trình xét nghiệm ra làm sao trong bài viết dưới đây:
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Sinh hóa máu được biết như là một xét nghiệm y học thông dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý nội khoa.
Đây là xét nghiệm có khả năng đánh giá toàn bộ chức năng của cơ thể thông qua những kết quả được biểu hiện theo dạng chỉ số.
Việc xét nghiệm này sẽ giúp cho người bệnh sớm phát hiện các bệnh lý bên trong cơ thể để từ đó có thể kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nghiên trọng và giảm thiểu chi phí một cách đáng kể.
Ngoài ra, xét nghiệm sinh hóa máu còn có tác dụng giúp cho các bác sĩ theo dõi được tình hình, tiến triển của việc điều trị để kịp thời điều chỉnh phác đồ khi có những đấu hiệu bất thường xuất hiện.
Làm xét nghiệm sinh hóa máu hết bao nhiêu tiền
Hiện nay, mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra sức khỏe nhằm phụ vụ mục đích nào đó, hầu hết các bác sĩ đều chỉ định thực hiện làm xét nghiệm sinh hóa.
Tuy nhiên, rất nhiều người khi biết phải thực hiện phương pháp này đều khá hoang mang bởi không biết làm xét nghiệm hết bao nhiêu tiền, liệu có vượt quá khả năng kinh tế cho phép hay không.
Thực tế, chi phí xét nghiệm sinh hóa máu có thể phụ thuộc vào hoàn cảnh bạn làm xét nghiệm trong trường hợp nào. Nếu là khám sức khỏe tổng quát thì có thể chi phí xét nghiệm đã bao gồm trong đó. Còn nếu xét nghiệm riêng lẻ, số tiền bỏ ra để thực hiện cũng sẽ có sự khác biệt.
Ngoài ra, chi phí làm sinh hóa máu còn phụ thuộc vào điều kiện của cơ sở y tế thực hiện. Điều này lý giải tại sao lại có sự chệnh lệch giữa các bệnh viện công lập và những phòng khám tư nhân.
- Thăm khám tại bệnh viện: người bệnh có thể phải xếp hàng lâu để được xét nghiệm và sau đó lại mất nhiều thời gian nhưng chi phí thấp
- Các cơ sở khám tư: tại các cơ sở y tế ngoài công lập có hệ thống máy móc hiện đại, nhiều dịch vụ hỗ trợ hơn nên việc xét nghiệm và trả kết quả sẽ tiết kiệm nhiều thời gian cho người bệnh. Và tất nhiên chi phí cho xét nghiệm ở phòng khám tư sẽ cao hơn.
Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Như đã phân tích ở trên, sau khi làm sinh hóa, kết quả sẽ được trả dưới dạng các chỉ số. Thông thường, các chỉ số này sẽ có từng mức giới hạn khác nhau mà nếu vượt quá, thì chứng tỏ cơ thể đang xuất hiện những vấn đề về sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số mỡ máu khác, biết thêm thông tin sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều đấy nhé !
Một cuộc xét nghiệm làm sinh hóa có thể cho ra kết quả của 37 chỉ số, trong đó nổi bật nhất có thể kể tới những chỉ số như: ure, glucose, creatinin, cgt…
- Ure: Ure là sản phẩm của quá trình lọc thải protenin qua thận. Do đó, chỉ số này này thường dược dùng để đánh giá chức năn thận và theo dõi những trường hợp bệnh nhận suy thận hoặc chạy thận nhân tạo.
- Glucose: Là chỉ số quan trọng trong việc xác định lượng đường huyết bên trong cơ thể. Loại chỉ số này thường được dùng để chẩn đoán các trường hợp bệnh nhân mắc đái tháo đường, hạ đường huyết…
- Creatinin: Là sản phẩm của quá trình đào thải thoái hóa creatin photphat ở cơ. Ngoài ra, đây cũng là thành phần đạm ổn định nhất không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Đây là chỉ số thường được xem xét để đánh giá chức năng của thận.
- CGT (Gamma Glutamyl Transferase): CGT cùng với SPGT và SGOT là ba chỉ số thuộc nhóm men. Thông qua những chỉ số này, có thể xác định nguy cơ mắc phải các bệnh về gan như: viêm gan, ngộ độc gan…
Ngoài ra, có thể nhắc tới axit uric, bilirubin, albumin… cũng là những chỉ số quan trọng để giúp các bác sĩ đưa ra nhận định, đánh giá chính xác hơn về tình trạng các bệnh lý bên trong cơ thể.
Xét nghiệm sinh hóa máu gồm những gì ?
Xét nghiệm sinh hóa máu không phải là việc chỉ thực hiện một xét nghiệm mà có thể cho ra toàn bộ những chỉ số cần thiết mà cần tiến hành làm nhiều loại xét nghiệm nhỏ hơn. Tương ứng với mỗi chỉ số sẽ có một loại xét nghiệm đặc thù. Dưới đây là những loại xét nghiệm sinh hóa dành cho những chỉ số phổ biến và quan trọng nhất:
Xét nghiệm sinh hóa máu Ure:
Xét nghiệm sinh hóa Ure máu hay còn gọi là BUN là loại xét nghiệm đo lượng ure có trong máu và thường được dùng để kiểm tra chức năng thận và các bệnh lý về thận. Giá trị bình thường của nồng độ ure trong máu từ 2,5-7,5 mmol/l.
Theo đó, nếu chỉ số ure cao hơn mức cho phép có thể là dấu hiệu của suy thận, viêm cầu thận. Ngược lại, nếu chỉ số quả thấp lại là dấu hiệu của suy gan hay do truyền dịch quá nhiều. Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng, lúc đói với một lượng khoảng 3ml.
Xét nghiệm Acid Uric:
Để chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh gút, khớp, bệnh thận.. các bác sĩ thường xét nghiệm sinh hóa máu Acid Uric. Theo đó, lượng Acid uric cho phép ở nam giới là 180-420 mmol/l còn đối với nữ là 150-360 mmol/l. Với những trường hợp có chỉ số xét nghiệm vượt quá mức này, có thể bệnh nhân đang gặp phải gút, bệnh thận, đa hồng cầu…
Xét nghiệm sinh hóa máu Cpr:
Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]). CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, và bình thường sẽ không quan sát thấy sự tồn tại của protein này trong máu. Chỉ khi tình trạng viêm cấp phá hủy mô trong cơ thể này mới kích thích sản xuất ra loại protien này. Do đó, xét nghiệm CPR thường được dùng để xác định chẩn đoán các bệnh lý viêm mãn tính hoặc nhiễm trùng. Có hai loại protein phản ứng C có thể được định lượng trong máu: Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP) và Protein phản cứng C siêu nhạy ((high – sensitivity CRP [hs – CRP]).
Xét nghiệm sinh hóa glucose:
Còn được biết đến với tên gọi xét nghiệm đường huyết. Loại xét nghiệm này giúp kiểm tra, đánh giá lượng đường trong máu và theo dõi đối với những trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Người có chỉ số glucose bình thường sẽ nằm trong khoảng 3,9- 6,4 mmol/l.
Xét nghiệm sinh hóa máu GGT:
Là xét nghiệm thường được dùng để xác định những trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh lý như viêm gan, xơ gan…và kết hợp với xét nghiệm sinh hóa ALT & AST. Thông thường, chỉ số CGT sẽ ổn định nếu ở trong khoảng 20 – 40UI/L. Tuy nhiên, xét nghiệm CGT sẽ cho kết quả chỉ số cao nếu bệnh nhân bị suy tim hoặc dùng các loại thuốc sáng sinh, thuốc chống nấm.
Xét nghiệm sinh hóa máu Creatinin:
Thường được dùng để chẩn đoán và đánh giá chức năng của thận. Chỉ số Creatinin ở mức bình thường đối với nữ là từ 53-100 mmol/l, và nam là từ 62-120 mmol/l. Khi nồng độ Creatinin tăng cao hơn mức cho phép thì có thể người bệnh đang gặp phải suy thận cấp và mãn tính, tăng bạch cầu…
Xét nghiệm sinh hóa máu bao lâu có kết quả?
Thông thường, thời gian trả kết quả sau khi làm xét nghiệm sinh hóa máu không chỉ phụ thuộc vào bác sĩ, điều kiện trang thiết bị của cơ sở thực hiện mà còn phụ thuốc vào các kỹ thuật xét nghiệm khác nhau cũng như các chỉ định, các loại xét nghiệm bạn thực hiện kể trên.
Người bệnh cũng không vì thế để mà lo lắng hãy kiên nhẫn chờ đợi bởi kết quả lâu sẽ hạn chế việc nhầm lẫn xảy ra.
Đối với các cuộc sinh hóa máu tổng quát trung bình sẽ cho kết quả sau khoảng từ 2-3 tiếng tình từ thời điểm lấy mẫu phiếu xét nghiệm sinh hóa máu của bạn.
Sau đó, bác sĩ có thể so sánh với bảng chỉ số tiêu chuẩn từ và đưa ra những chẩn đoán về các bệnh lý nội khoa mà người bệnh có thể gặp phải và đưa ra định hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Nhiều người quan tâm đến bài viết này có xem qua : Chỉ số Triglyceride: Triglyceride là gì, chỉ số cao có hại hay không và cách kiểm soát
Tóm lại, xét nghiệm sinh hóa máu là phương pháp cần thiết để phát hiện kịp thời những bất thường bên trong cơ thể. Do đó, mỗi người hãy thăm khám sức khỏe tổng quát đều đặn 6 tháng/ lần và làm xét nghiệm này để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất nhé!