Người mẹ nào sinh con ra cũng muốn con mình khỏe mạnh, nhanh lớn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trẻ được chăm sóc đầy đủ chất mà vẫn bị suy dinh dưỡng, chắc hẳn bà mẹ nào cũng lo lắng và không biết trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng là do đâu. Để giúp các mẹ hiểu hơn về vấn đề này, dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cụ thể như:

– Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
– Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
– Do thể trạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
– Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí.
– Bé bị nhiễm giun, sán: Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
– Bé quá hiếu động: Một số trường hợp trẻ có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
– Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
– Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.
Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng?
– Không lên cân hoặc giảm cân
– Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, lên cân chậm
– Biếng ăn, chậm mọc răng
– Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
– Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu, chậm mọc răng, chậm biết đi, quấy khóc
– Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy, hay mắc các bệnh nhiễm trùng

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng điều trị như thế nào?
Các mẹ nên chú ý tăng lượng khẩu phần ăn cho trẻ nếu trẻ không thể ăn đủ bữa theo nhu cầu, thì có thể làm những cách sau:
– Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
– Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
– Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
– Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng. Không cho trẻ ăn phần nào của con gà
– Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ lựa chọn. Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng
Mỗi độ tuổi, thể trạng, tình trạng sống và hoạt động sẽ có những nhu cầu năng lượng nhất định. Các mẹ cần chú ý đưa năng lượng vào cơ thể chuẩn về số lượng lẫn chất lượng
Ngoài ra, các mẹ nên cho con em mình đi khám định kỳ để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như xem có mắc các bệnh lý nguy hiểm nào có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con em mình. Nếu vẫn còn băn khoăn cần tư vấn giải đáp hay gọi cho chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi để được hỗ trợ 24/24 nhé.