Thuốc đi ngoài loperamide là gì?

thuốc đi ngoài loperamide

Thuốc đi ngoài loperamide được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy không rõ nguyên nhân và tiêu chảy mãn tính. Song để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên hiểu về công dụng, liều dùng của loại thuốc này.

Công dụng của thuốc loperamide là gì

Loperamide hiện đang sử dụng để điều trị các bệnh lý khác nhau như sau:

  • Giảm nhu động ruột;
  • Giảm tiết dịch đường tiêu hóa;
  • Tăng trương cơ thắt ở hậu môn;
  • Kéo dài thời gian vận chuyển ruột;
  • Tăng vận chuyển dịch và điện giải;
  • Giảm lượng phân;
  • Giảm mất nước trong cơ thể.

Cũng chính vì những công dụng hữu ích này mà thuốc loperamide được dùng cho việc điều trị các bệnh tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Xem ngay: Bệnh rò hậu môn là bệnh gì có nguy hiểm không

Liều lượng và cách sử dụng của thuốc loperamide

Hiện nay thuốc loperamide được chia thành các dạng và hàm lượng bao gồm: viên nén và thuốc dạng uống: 2mg.

Với mỗi bệnh lý và bệnh nhân khác nhau, bạn sẽ được dùng một liều lượng loperamide theo đúng chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

Liều lượng thuốc loperamide dành cho người lớn

Liều lượng cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy cấp tính: bạn dùng 4 mg thuốc uống khi thấy phân lỏng lần đầu. Duy trì 2mg thuốc và dùng tối đa khoảng 16mg trong vòng 24 giờ.

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy mãn tính: Bạn bắt đầu bằng 4mg thuốc và thêm 2mg sau khi đi phân lỏng. Trong 24 giờ bạn không nên uống quá 16mg, liều lượng tối đa nên dùng không quá 4 – 8mg và liều dung trong 10 ngày đạt mức 16mg.

Liều lượng thuốc loperamide dành cho trẻ em

Trẻ em từ từ 2-6 tuổi

Thời gian đầu cho dùng duy trì 1 – 3mg, chia làm 3 lần/ngày.

Vào những ngày sau đó bạn sẽ duy trì 0.1mg/kg/liều mỗi lần trẻ đi phân lỏng.

Lời khuyên dành cho bạn là không nên dùng quá liều lượng đầu tiên sử dụng.

Trẻ em từ 6-8 tuổi

Bạn có thể cho trẻ uống viên nang, viên nén hoặc dạng lỏng. Liều lượng ban đầu là 2mg và chia làm 2 lần để sử dụng.

Trong những ngày  tiếp theo liều lượng sẽ được duy trì 0.1mg/kg/liều nhưng không nên dùng quá liều theo quy định.

Trẻ em từ 8-12 tuổi

Liều khởi điểm bạn cho trẻ dùng là 2mg và chia làm 3 lần/ngày. Những liều sau đó bạn cho uống lượng thuốc tương đương và không nên vượt quá liều lượng của ngày đầu tiên.

Trẻ em từ 12-18 tuổi

Liều khởi đầu bạn sử dụng là 4mg sau lần đi phân lỏng đầu tiên, bạn dùng nhắc lại 2mg thuốc trong lần tiếp theo. Không nên dùng quá 8mg trong 24 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc loperamide

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Khó thở;
  • Sưng mặt, lưỡi, môi, họng;
  • Tiêu chảy tiếp tục và còn tệ hơn;
  • Đi ngoài ra nước hoặc có máu;

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn đến sức khỏe của bạn như:

  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn ngủ;
  • Táo bón;
  • Đau bụng;
  • Phát ban da;
  • Ngứa ngáy.

Không phải bất cứ người bệnh nào cũng gặp những tác dụng phụ này. Vì thế, khi thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiên của bác sĩ để có cách xử trí kịp thời nhất.

Thuốc loperamide tương tác với những thuốc nào?

Thuốc loperamide khi tương tác với một số thuốc khác có thể làm thay đổi hoạt động hay gia tăng ảnh hưởng của thuốc hoặc gia tăng tác dụng phụ không mong muốn mỗi khi sử dụng. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng thuốc loperamide với các loại thuốc như:

  • Thuốc Eliglustat;
  • Thuốc Lomitapide;
  • Thuốc Saquinavir;
  • Thuốc Simeprevir;
  • Thuốc Nilotinib;
  • Thuốc Gemfibrozil;
  • Thuốc Tocophersolan;
  • Thuốc Itraconazole.

Lưu ý khi sử dụng thuốc loperamide

Bạn nên thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc loperamide hay bất cứ loại thuốc nào khác.

Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng trong thời gian này.

Không sử dụng trong trường hợp bạn đang bị sốt.

Chưa có bất cứ thông tin nào về thuốc loperamide có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Không dùng thuốc khi lái xe hay vận hành các loại máy móc. Bởi thuốc sẽ khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt.

Bảo quản thuốc loperamide như thế nào?

Bảo quản thuốc loperamide ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm ướt, ánh nắng mặt trờ chiếu trực tiếp vào.

Không nên bỏ thuốc vào nhà tắm và ngăn đá tủ lạnh.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp bảo quản thuốc tốt nhất.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các thú nuôi trong gia đình.

Không vứt thuốc vào đường ống dẫn nước và bồn cầu khi thuốc hết hạn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bảo quản và tiêu hủy thuốc an toàn nhất.

Như vậy, thuốc đi ngoài loperamide được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Việc nắm được công dụng, liều dùng của thuốc sẽ giúp bạn sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *