Khi ăn cua cần chú ý những điều gì – cách làm canh cua thiên lý

Cua đồng chứa nhiều canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho… Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách,sẽ có tác hại rất lớn cho cơ thể. Khi ăn cua đồng cần tránh những điều sau:

Những điều cần tránh khi ăn cua đồng

Nấu canh từ cua chết

Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn. Vì vậy khi mua cua không nên mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu mà nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Không chọn cua cái đang đẻ, không chọn cua non.

Ăn cua sống

Có một số người thường giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi. Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là ‘lungfluke’ và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm và nhiều biến chứng khó lường, thậm chí có thể gây tử vong.

Không bỏ dạ dày khi chế biến

Trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại vì cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Khi chế biến nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Uống trà kết hợp với ăn cua

Một số người sau khi ăn cua thường thấy tanh, nồng và lạnh bụng nên hay uống trà nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn không nên. Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin. Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

Ăn hồng khi ăn cua

Tuyệt đối không ăn hồng khi ăn cua. Bởi trong hồng chứa chất tamin sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó là sỏi thận.

Những người nào không nên ăn cua đồng?

Trả lời: Cua đồng là món ăn nhiều dinh dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên với một số người ăn cua đồng lại gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những người không nên ăn cua:

Phụ nữ có thai

Cua đồng có tính độc nhất định, nó không tốt cho sự phát triển của trẻ nên phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu không nên ăn. Hơn nữa cửa có tính hàn dễ gây đau bụng, phụ nữ có thai ăn vào dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Người bị cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao, gây nguy hiểm lớn cho những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Người bị hen, cảm cúm

Cua đồng tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Khi ăn vào sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục.

Người bị dị ứng

Người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua. Nhiều người đã mẩn ngứa, nổi mề đay sau khi ăn cua đồng

Cách làm canh cua thiên lý

canh-cua-hoa-thien-ly

Canh cua thiên lý cách làm như sau:

Nguyên liệu:

– Cua đồng: 3 lạng

– Hoa thiên ký: 1.5 lạng

– Gia vị, hạt nêm, mắm muối

Cách làm:

– Cua đồng làm sạch, cho vào cối, giã nhuyễn, cho vài hạt muối khi giã khỏi bắn.

– Lấy gạch từ mai cua, cho vào bát với 1/4 thìa cà-phê hạt nêm. Tráng qua nước cho hết mùi hôi.

– Cho cua đã giã vào tô, hòa với 1 lít nước, bóp nhẹ để thịt cua tan đều. Lọc cua bằng rổ lưới mắt nhỏ cho hết cặn và xác cua.

– Bắc nồi nước cua lên bếp, nêm vừa ăn, đun lửa to và dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ đến lúc nồi nóng và nước cua chuyển sang màu đục thì thôi. Khi cua đã nổi kín mặt nồi và canh sôi thì hạ lửa thật nhỏ để chin cái cua,

– Hoa thiên lý nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo.

– Chờ canh sôi thì cho hoa thiên lý vào, vặn lửa to để canh sôi lại. Cho chỗ gạch cua đã làm sạch vào nồi canh đang sôi để gạch cua tan ra, tạo thành một màu vàng trên mặt nồi canh thì tắt bếp.

– Nêm gia vị mắm muối, hạt nêm sao cho vừa ăn.

– Cho canh ra tô

Trên đây là một số lưu ý khi ăn cua và cách làm canh cua hoa thiên lý, mong rằng đây là bài viết có ích đối với các bạn, đừng quên thường xuyên truy cập đường dẫn : https://namphukhoa.net/am-thuc để tìm hiểu nhiều hơn những món ăn đặc sắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *